ISO 9001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng, đưa ra các chuẩn mực (bao gồm các yêu cầu, ngôn ngữ chung của quốc tế) cho hệ thống quản lý chất lượng với tư duy khoa học, đảm bảo linh hoạt, không cứng nhắc và phù hợp với thực tế hoạt động của từng tổ chức.
Tiêu chuẩn ISO 9001 được xem là tiêu chuẩn trung tâm quan trọng nhất của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 -Bộtiêu chuẩn quốc tếđược duy trì bởi tổ chức ISO (Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế-International Organization for Standardization), có mục tiêu trợ giúp các tổ chức xây dựng, áp dụng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng có hiệu lực.
ISO 9001:2015 là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001 là một tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng được ban hành năm 2015. Tiêu chuẩn này có tên đầy đủ là ISO 9001:2015 -Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9001:2015 là tiêu chuẩn do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 176 quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Theo đó TCVN 9001:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 9001:2015 và thay thế cho TCVN 9001:2008.
Là một trong các chỉ tiêu để chấm điểm cải cách hành chính của tỉnh, việc áp dụng HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9001:2015 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn nhìn chung đã thúc đẩy cả hệ thống làm việc tốt, tạo được cách làm việc khoa học, tạo sự nhất quán trong xử lý công việc, chuẩn hóa các quy trình giải quyết thủ tục hành chính và quy trình nội bộ, giúp giảm sai sót trong công việc, đồng thời làm cho năng lực, trách nhiệm, ý thức của cán bộ công chức nâng lên rõ rệt, góp phần vào công cuộc cải cách hành chính của tỉnh Khánh Hòa nói chung và thị trấn Tô Hạp nói riêng.
Trong thời gian tới,việc tăng cường ứng dụng công nghệthông tin ứng dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 trên môi trường mạng (gọi tắt là Hệ thống ISO điện tử) sẽ được triển khai nhằm tiếp tục cải cách nền hành chính và hệ thống hóa quy trình xử lý công việc hợp lý, khoa học, hiện đại, phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn và quy định của pháp luật, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý điều hành và cung cấp dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp.
Ưu điểm của hình thức này là ISO được xây dựng mặc định trong hệ thống gồm: quy trình công việc, nội dung thực hiện, thời gian quy định cho từng công đoạn; biểu mẫu được kết xuất tự động mang tính thống nhất, chuẩn hóa. Tiến trình công việc sẽ tự động được ghi nhận và kết xuất ra dưới hình thức biểu mẫu hoặc bảng tổng hợp. Ở bất cứ thời điểm nào, bất cứvị trí nào, khi được phân quyền là có thể tra cứu hoặc tổng hợp thông tin chi tiết nhiều chiều, nhiều dữ kiện khác nhau. Điều đó giúp chuyên viên nắm được khối lượng và thời gian thực hiện công việc, lãnh đạo các cấp nắm được kết quả thực hiện chi tiết đến từng chuyên viên, từng phòng ban/bộphận và cảbộmáy thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
Khắc phục các khuyết điểm của ISO thủ công (bản giấy), ISO điện tử rất dễ dàng cập nhật những thay đổi về quy trình và biểu mẫu nhằm đáp ứng biến động thực tế. Khi có thay đổi, việc phổ cập quy trình mới, biểu mẫu mới được thực hiện hoàn toàn tự động. Mặt khác, với ISO điện tử, việc công bố thông tin cho người dân trở nên dễ dàng và hoàn toàn tự động. Người dân có thể tham gia kiểm soát chất lượng và kết quả công việc chi tiết đến từng cán bộ, công chức chuyên môn.
Tóm lại, để áp dụng thành công ISO thủ công hay ISO điện tử thì con người vẫn là thành phần quyết định chính để hệ thống vận hành theo ISO. Triển khai ISO dù điện tử hay thủ công cũng đòi hỏi tính kiểm soát và các chế tài nhằm đảm bảo bộ máy vận hành theo các tiêu chuẩn ISO. Nếu việc triển khai ISO điện tử được áp dụng tốt trong tất cảcác cơ quan quản lý nhà nước thì sẽ góp phần phát triển Chính phủ điện tử, từng bước xây dựng một nền hành chính phục vụ, vì nhân dân./.
-Thùy Dương-